Tóm Tắt Kinh Pháp Hoa – Phẩm 04 – Phẩm Tín Giải

Nội dung chính
Comments

Phụ Lục

1- Bốn Ngài Thanh Văn: Tu Bồ Đề, Đại Ca Chiên Diên, Đại Ca Diếp, Đại Mục Kiền Liên bạch  Phật “ Chúng con tuổi già tự cho đã được Niết Bàn, chẳng cầu thêm đạo vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chỉ nhớ nghĩ ba Pháp: không, vô tướng, vô tác, đối với các Pháp du hí thần thông, tịnh cõi nước Phật, độ thoát chúng sinh của Bồ Tát lòng chúng con không thích.”

2- Bốn Ngài Thanh Văn nói thí dụ “gã cùng tử” để chỉ rõ nghĩa :

      – Người con bỏ cha đi hoang thành kẻ cùng tử (chúng sanh mê lầm trôi lăn trong lục đạo luân hồi).

     – Người cha giàu có, luôn nhớ đến con sẵn sàng giao của cải cho con (tánh giác luôn có sẵn không thiếu mất).

     – Gã cùng tử tình cờ về nhà thấy ông trưởng giả (cha) giàu có, sợ hãi bỏ chạy, vị trưởng giả cho người bắt lại nhưng thả ra, gã cùng tử đi kiếm chỗ nghèo để mưu sống (Thanh Văn , Duyên Giác không dám nghĩ thành Phật).

      – Ông trưởng giả tuổi già vẫn còn tham tiếc, biết con ý chí hạ liệt nên dùng phương tiện không nói sự thật gã cùng tử là con mình.

        * Ông trưởng giả sai hai người dụ gã cùng tử về nhà làm công việc hốt phân (hạnh đầu đà của Thanh Văn nhằm diệt vô minh và tam độc) .

        * Ông trưởng giả giả làm người nghèo khổ để gần con. Trong 20 năm hốt phân, người con dầu được ưu đãi ( hưởng lương cao, quản lý kho báu) nhưng vẫn còn tự cho mình là khách (Thanh Văn tu học theo Pháp  Phật dạy nhưng chưa dám tin mình sẽ thành Phật ).

      – Trưởng giả biết con ý chí nay đã lớn, khi sắp chết, ông triệu tập đủ mọi người và tuyên bố rằng gã cùng tử là con ruột của ông (kho báu không mong cầu mà tự nhiên đến).

3- Ngài Ma Ha Ca Diếp: ông phú trưởng giả là Như Lai, chúng con đều giống như con của Đức Phật, chúng con vì ba món khổ, ưa thích Pháp tiểu thừa [chúng con diệt bề trong (những kiết sử) tự cho là đủ, thấy các Pháp (bất nhị), không sinh – không diệt, không lớn-không nhỏ, vô lậu và vô vi. Chỉ thích an tịnh trong cái tịch tịnh đó, còn việc độ sinh, tịnh cõi nước Phật là việc bên ngoài thì không thích] được cái giá Niết Bàn một ngày nhơn trí huệ  Phật dạy các Bồ Tát nhưng tự mình lại không thích. Nhưng nay chúng con biết Đức  Phật dùng Đại thừa (nhất thừa) để giáo hóa, vì thế nay được báu lớn.

Ghi chú:

   Không: ngã không, Pháp hữu .

   Vô tướng: không có hình thức hay dáng vẽ; Niết Bàn.

   Vô tác: không tạo ra, không bị tạo, không làm, bất động về vật chất hay tinh thần, không tùy thuộc vào hành động của thân – khẩu – ý, tức là tự nhiên, trực giác.

Thích Tâm Đức

Nội dung chính
Comments


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *