Phụ Lục
Trần Nhân Tông (1258-1308): Ngài là con cả của vua Trần Thánh Tông, một vị vua yêu nước và anh hùng. Ngài nổi tiếng về lòng khoan dung độ lượng, chủ trương một chính sách đoàn kết, khoan thư sức dân, tuyển mộ nhân tài cho bộ máy nhà nước ngang qua thi cử, và mở rộng tinh thần dân chủ. Trong thời trị vì có hai hội nghị nổi tiếng, Bình Than vào năm 1282 giữa vua và quan quân, và Diên Hồng vào năm 1284 giữa vua và các bô lão khắp cả nước. Kết quả là 50 vạn quân Mông Cổ bị đánh bại vào hai năm 1285 và 1288. Ngài cũng là một nhà thơ và nhà sáng lập Thiền phái Trúc Lâm đầu tiên mang sắc thái Việt Nam, là thiền phái thống nhất các thiền phái đương thời, đáp ứng nhu cầu tôn giáo của dân chúng và đã đóng góp vào việc xây dựng một nước Đại Việt độc lập, văn minh và hùng mạnh trước những thế lực từ bên ngoài. Chính dưới triều đại Trần Nhân Tông mà Phật giáo Việt Nam đạt đến tột đỉnh. Vào năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con, một lòng theo Phật giáo và xuất gia năm 1294. Năm 1298 du hành khắp nước và đến nước Champa, tiếp tục những hoạt động vì dân vì nước. Để đánh dấu ngày xuất gia vào năm 1299, Trần-Nhân-Tông đã ra lệnh in dòng chữ “Phật-giáo Pháp-sự-Đạo-tràng Công-văn Cách-thức” (Văn phong Phật giáo và công văn) trên toàn quốc[1]. Những cuốn sách này được sử dụng để thống nhất tất cả các hình thức nghi lễ Phật giáo đương đại trên khắp đất nước.
Trần Nhân Tông thực hiện một chính sách ngoại giao mềm dẻo và khôn khéo nhằm vừa đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù, vừa duy trì hoà bình cho đất nước cũng như mở mang bờ cõi:
- Trong thời gian còn chiến tranh, nhằm trả lời yêu cầu của Hoàng đế giặc đòi vua Trần Nhân Tông vào chầu, ngài đã sai sứ qua tạ tội và dâng người vàng để thay thế bản thân mình.
- Tinh thần nhập thế hay thế tục hoá Phật giáo của Trần Nhân Tông được thể hiện qua bài Cư trần lạc đạo phú, làm kim chỉ nam cho sự phát triển của Phật giáo ít lắm cũng kéo dài đến gần bốn thế kỷ tiếp theo (1300 – 1695).
- Dù đã xuất gia, Thượng hoàng Trần Nhân Tông cũng cầm quân đi đánh Ai Lao vào năm 1294. Được biết nhằm ngăn ngừa sự động binh của Ai Lao với suy nghĩ là Đại Việt đã suy yếu sau chiến tranh.
- Tháng 2 năm 1295, tiếp phái bộ Lý Hành và Tiêu Thái Đăng do Nguyên Thành Tông lên ngôi gửi qua, báo việc bãi binh đánh Đại Việt. Và khi phái bộ này trở về nước, Thượng hoàng Trần Nhân Tông sai nội viên ngoại lang Trần Khắc Dụng và Phạm Thảo mang thư qua thỉnh Đại Tạng Kinh.
- Năm 1301 Thượng hoàng vi hành xa đến Chiêm Thành, năm 1306 gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm và năm 1307 được vua Chiêm Chế Mân làm lễ dâng cúng đất đai hai châu Ô, Lý tức Thần Châu và Hoá Châu hay Thuận Hoá, kinh đô của đất nước sau đó.
- Năm 1304, sau khi thọ giới, Trần Nhân Tông du hành khắp cả nước, phá bỏ Dâm từ, khuyên mọi người hành trì Thập thiện như là một “chính sách quốc gia” của Phật giáo Việt Nam mà trước đó hơn nghìn năm đã được ghi trong Lục độ tập kinh, một tác phẩm của Khương Tăng Hội. Vào lúc đó, người Việt dựa vào nhiều tín ngưỡng; thờ Sông, Núi, Sấm sét, Mưa, Mây, Cá sấu, bộ phận sinh dục… Ngài khuyên mọi người hãy theo Phật giáo Trúc Lâm, tín ngưỡng duy nhất của dân tộc. Phật giáo Trúc Lâm dùng Thập thiện làm nền tảng cho đạo đức xã hội. Trần Nhân Tông đã dùng Phật giáo Trúc Lâm như một ý thức hệ duy nhất nhằm thống nhất toàn dân thành một khối vững chắc và làm mạnh thể chế của triều đại mình.
Khác với Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông coi trọng hình thức của vấn đề. Nhằm thống nhất những ý thức hệ trong cả nước ngài đã chuẩn bị mọi thứ một cách cẩn thận.
Nhằm đánh dấu ngày xuất gia vào năm 1299, Trần Nhân Tông cho ấn hành Phật giáo Pháp sự, Đạo trường Tân văn và Công văn cách thức. Những sách này được dùng nhằm thống nhất mọi hình thức nghi lễ đương thời khắp cả nước.
Ý thức được cuộc đời của mình sẽ không còn bao lâu nữa, Trần-Nhân-Tông đã tìm kiếm một người tài giỏi kế tục để lãnh đạo Tăng đoàn Trúc-Lâm. Năm 1304, Trần-Nhân-Tông tìm được một người tên là Pháp-Loa. Pháp-Loa chẳng bao lâu đã xuất gia, giảng dạy giáo lý của Phật và được chính Trần-Nhân-Tông truyền lại y phục và y bát. Tháng giêng năm 1308, Trần-Nhân-Tông chính thức bổ nhiệm Pháp-Loa làm Trụ trì chùa Siêu-Lọai và là Đệ nhị Tổ của Thiền phái Trúc-Lâm dưới sự chứng kiến của vua Trần-Anh-Tông và các cận thần. Sau đó, được sự giúp đỡ của triều đình, Pháp-Loa đã hoàn thành các hoạt động Phật sự của mình một cách dễ dàng.
Qua những mô tả trên ta thấy Trần Nhân Tông tiếp tục chủ trương một hệ thống lãnh đạo nhà nước với hai vua: vua cha cố vấn và vua con trực tiếp điều hành đất nước. Có thể nói, đây là một nét đặc thù mà chỉ có ở Đại Việt mà thôi. Không dừng lại đó, vua cha mà ở đây là Trần Nhân Tông đã thấy và kinh nghiệm được sức mạnh của đất nước, của chế độ là ở “lòng dân” “sức dân”, “đạo đức của nhà nước” và để thống nhất được sức mạnh của ý chí và tư tưởng của toàn dân thì phải cấp thiết tổ chức thành công một hệ thống Giáo hội Phật giáo mới; vì vậy thiền phái Trúc Lâm ra đời và Trần Nhân Tông là Sơ tổ. Do vậy, đạo pháp kết hợp với dân tộc, Phật giáo kết hợp với chính trị, hướng đến và đảm bảo cho một nước độc lập có chủ quyền dân tộc. Chuyện này, trong hoàn cảnh lịch sử đặc thù của một nước nhỏ Việt Nam trước sư xâm lăng, dòm ngó không ngừng của ngoại bang, đã có từ trước nhưng đến thời Trần Nhân Tông sự ước mong kết hợp đưa đến sức mạnh của dân tộc mới được thực hiện một cách thành công!
Ngoài các mùa kiết hạ tại am Tử Tiêu, Ngọa Vân, Thạch Thất, Tri Kiến hay tại các chùa Vĩnh Nghiêm, Siêu Loại Trần Nhân Tông thường vân du hoằng pháp đó đây. Mồng một Tết Mậu Thân 1308 Trần Nhân Tông ủy Pháp Loa làm trụ trì chùa Siêu Loại, sơn môn Yên Tử và tổ thứ hai của Phật giáo Trúc Lâm.
Thích Tâm Đức
[1] Viện Khoa-học Xã-hội Việt-Nam, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , I, Hà Nội, 1971-1972, 1993, tr. 78.