Pháp Loa – một nhà tổ chức Phật giáo lỗi lạc

Nội dung chính
Comments

Phụ Lục

Theo các tài liệu cho biết:

Pháp Loa (法螺; 23 tháng 5 năm 128422 tháng 3 năm 1330), còn có tên là Minh Giác (明覺) hay Phổ Tuệ Tôn giả (普慧尊者), là một thiền sư, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại thừaĐại Việt thế kỷ 13. Ông tu theo pháp môn cả Mật Tông và Thiền tông, là môn đệ của Trúc Lâm đại sĩ Trần Nhân Tông, và làm Tổ sư thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Ông xuất gia 1304, hành đạo suốt 26 năm cho tới khi qua đời ở tuổi 47. Trong quá trình làm đạo, ông đã xây cất nhiều chùa tháp trong nước, truyền bá rộng rãi những lời dạy của Phật Thích-ca Mâu-ni và Tổ sư Thiền, kết nạp nhiều tăng ni, cư sĩ trong đó có các vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông cùng nhiều thành viên hoàng gia và đại thần. Ông còn là người ấn hành Đại tạng kinh tại Việt Nam khoảng năm 1329 và đã để lại nhiều tác phẩm Thiền học và luận thuyết về các kinh Nhập Lăng-già, Diệu pháp liên hoa, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Hiện nay, bộ sách chủ yếu còn sót lại về cuộc đời ông là Tam Tổ thực lục (三祖實錄), ra đời khoảng thế kỷ 14, kể tiểu sử 3 vị tổ sư phái Thiền Tông Trúc Lâm.”[1]

Năm 1313 Pháp Loa phụng chiếu đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lượng Giang định chức cho tăng đồ. Chúng tăng từ đây mới có sổ bộ, chính sư là người cầm sổ bộ ấy. Lúc đó, sư độ hơn một ngàn vị tăng. Về sau cứ ba năm một lần độ tăng như thế… Những hàng Thái Hậu, Công Chúa, Vương Công, quý khanh đều thỉnh sư truyền giới xuất gia hoặc giới Bồ tát, cho đến vua Trần Anh Tông cũng xem như đệ tử. Họ đua nhau cúng đất, vàng, tiền để Sư lập chùa, đúc tượng Phật, in kinh quá nhiều, đến nỗi Sư phải tự xin giảm dần những số nguyên cúng, thuyền của vua cấp cho Sư tiện việc đi lại và về kinh đô, Sư cũng từ chối không nhận…Gần mãn đời sư, kiểm những công tác Phật sự: đúc tượng Phật kể cả lớn và nhỏ có hơn một ngàn ba trăm (1300) vị; tạo đại già lam được hai ngôi; xây tháp được năm ngọn; lập tăng đường hơn hai trăm (200) sở; độ tăng và ni hơn một muôn năm ngàn (15.000) người; in được một bộ Đại Tạng Kinh; đệ tử đắc pháp hơn ba ngàn (3.000) người; thành Đại pháp sư có sáu vị.”[2]

Qua tóm tắt tiểu sử trên cho thấy Giáo hội Trúc Lâm phát triển rất mạnh và có sự ủng hộ của giới quý tộc.

Hỗ trợ cho việc phát triển Giáo hội, Huyền Quang, từ năm 1309 theo hầu Pháp Loa y theo lời phó chúc của Điều Ngự, vâng lệnh trụ trì chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Do Sư đa văn bác học, tinh thâm đạo lý, nên học đồ bốn phương nghe danh tụ hội về tham vấn thường xuyên không dưới ngàn người. Sư thường phụng chiếu đi giảng kinh dạy các nơi và tuyển Chư Phẩm kinh, Công văn v.v… Những khoa giáo trong nhà thiền mỗi mỗi đều phải qua tay Sư cả.[3]

Sợ giới tăng sĩ đông đảo mà không thông hiểu và thọ trì giới pháp, năm 1322 Pháp Loa cho khắc bản cuốn Tứ Phần Luật để in và phổ biến cho giới tăng sĩ học tập.

Thích Tâm Đức

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_Loa

[2] Thích Thanh Từ, Tam Tổ Trúc Lâm Giảng Giải, HCM; NXB. TPHCM, 2005, tr. 369-371.

[3] Thích Thanh Từ, Sđd., tr. 534-535.

Nội dung chính
Comments


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *