Tranh hơn, tranh thua

Nội dung chính
Comments

Phụ Lục

Câu kệ số 3:

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Câu kệ số 4:

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.

Trong cuộc sống xưa nay vấn đề hơn thua nhau là vấn đề thực tế xảy ra trong mỗi người chúng ta, mỗi gia đình, tập thể, xã hội. Ai cũng muốn hơn không muốn thua. Vì sao muốn hơn thua, vì có cái ngã. Ai khen tôi thì tôi cười, tôi vui, ai chê tôi thì tôi buồn, tôi khóc. Đó chính là biểu hiện của chấp ngã, đó chính là bị cái ngã chi phối. Hai câu kệ này cho thấy sự hận thù là do bị chi phối bởi quan niệm chấp ngã là cái tôi. Nhưng nhờ chánh kiến, chánh tư duy nhận thấy cái tôi này đang vô thường, thay đổi. Cái thân đang vô thường, thay đổi chỉ hiện diện tạm thời rồi sau đó sẽ huỷ hoại. Chỉ vậy thôi thì chúng ta hơn thua làm gì. Còn người phàm phu thì tranh hơn tranh thua, họ chỉ chịu thắng thôi, không chịu thua. Khi thua thì tức tối và tìm cách trả thù. Và cứ thế con người khổ đau dài dài. Nhưng người trí biết rằng tại sao không nên hận thù, hận thù để là gì? Hơn để làm gì? Hơn cũng chỉ để phục vụ cái thân này, nhưng cái thân này đang thay đổi, đang bị huỷ hoại.

Quan niệm về Tôi hay Ngã là sai lầm. Vì vậy hận thù đây là không đúng đắn và chính hận thù này làm con người khổ đau, làm cho tự mỗi người khổ đau, làm cho thành viên trong gia đình, xã hội khổ đau.

Thích Tâm Đức

(Trích Kinh Pháp Cú giảng giải – phẩm Song Yếu.

Giảng tại: Trung tâm Liễu Quán- San-Jose, California, USA.

Năm 2010)

Nội dung chính
Comments


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *