Mục tiêu giải thoát khổ đau của Phật giáo quan hệ mật thiết với môi trường

Nội dung chính
Comments

Phụ Lục

Tại sao đức Phật từ bỏ sự giàu sang phú quý của vật chất, điều mà đa phần con người đều mơ ước, để tìm cầu một đời sống an lạc, giản đơn, gần gũi với thiên nhiên núi rừng? Đó là vì mục tiêu hạnh phúc chân thật của đời sống tinh thần và mục tiêu ấy cần phải có những điều kiện như thiểu dục tri túc, thiền định… Ngài nói:

“Này các tỷ kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau! Đây là lời giáo giới của Ta cho các ông[1].

Đây là con đường độc nhất (Eko Maggo) đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu vi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Đó là Bốn niệm xứ.”[2]

Và đức Phật ca ngợi sự lợi ích của đời sống của các ẩn sĩ sống ở trong rừng. Có nhiều hạng người sống trong rừng, nhưng đức Phật chỉ ca ngợi hạng người  biết thiểu dục, tri túc:

“– Có năm hạng người này sống ở rừng. Thế nào là năm?

Hạng đần độn ngu si sống ở rừng; hạng ác dục, ác tánh sống ở rừng; hạng kiêu mạn loạn tâm sống ở rừng; hạng ở rừng vì được nghe Thế Tôn và các đệ tử Phật tán thán; hạng vì ít dục, vì biết đủ, vì đoạn giảm, vì viễn ly, vì cầu thiện hành này sống ở rừng.

Này các Tỷ-kheo, có năm hạng người này sống ở rừng.

Trong năm hạng người này sống ở rừng, này các Tỷ-kheo, hạng sống ở rừng vì ít dục, vì biết đủ, vì đoạn giảm, vì viễn ly, vì cầu thiện hành này sống ở rừng. Hạng người này trong năm hạng người ấy là đệ nhất, là tối thắng, là thượng thủ, là tối thượng, là tối diệu.”[3]

Và rồi, các đệ tử của đức Phật cũng vậy. Họ ca ngợi và thích thú với một cuộc sống ẩn dật trong rừng núi thanh khiết, trong sạch. Trường hợp Tỷ kheo Ekavihāriya, con trai út của vua A Dục (Asoka) ở Ấn Độ. Vào lúc 218 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn, vua A Dục thống nhất đất nước. Trước khi thành vị ẩn sĩ, một hôm trong khi đi săn thấy Trưởng lão Mahà Dhammarakkhita ngồi dưới gốc cây với vẻ mặt thanh thoát an vui ngài bổng trào dâng một cảm xúc rất mạnh và tự mình muốn sống trong rừng. Sau đó, ngài về xin phép vua cha xuất gia, và trước sự kiên định của ngài, nhà vua đành phải chấp nhận. Và sau đây là những cảm thán của ngài khi được tu tập trong rừng:

“537.If no-one else is found in front or behind, it is very pleasant for one dwelling alone in the wood.

538.Come then, Ishall go alone to the forest praised by the Buddha, which is pleasant for a resolute bhikkhu dwelling alone.

539.Alone pursuing my aim, I shall quickly enter the grove, which gives joy to sages, is delightful, and is haunted by rutting kuñjara elephants.

540.In well-flowered Sītavana, in a cool mountain cave, having sprinkled my limbs I shall pace up and down alone.

541.When shall I dwell alone, companionless, in the pleasant great wood, my task done, without āsavas?

542.May my intention prosper as I desire to act thus; I myself shall bring it to pass; no-one can act for another.

543.I myself am binding on my armour; I shall enter the grove, nor shall I come forth from there until I have gained the annihilation of the āsavas.

544.While the wind blows cool and sweet-smelling, I shall split ignorance asunder, as I sit onthe mountain-top.

545.In the flower-covered wood, and now in the cool cave, I shall enjoy myself on Giribbaja, delighted by the happiness of release.

546.I am he whose intentions are fulfilled like the moon on the fifteenth day. I have completely annihilated all my āsavas; there is now no renewed existene.”[4]

Việt dịch:

  1. Khi trước mặt sau lưng,
    Không có một người nào,
    Như vậy an lạc lớn,
    Sống một mình trong rừng
    .
  2. Ta sẽ đi một mình,
    Ðến ngôi rừng Phật khen,
    Hưởng an lạc đã được,
    Vị Tỷ-kheo thọ hưởng,
    Nhờ sống đời tinh tấn,
    Sống riêng chỉ một mình
    .
  3. Ta sẽ gấp vào rừng,
    Một mình, sống lý tưởng,
    Ngôi rừng được loài voi,
    Cuồng loạn sống tự do,
    Trú xứ đem hoan hỷ,
    Cho ẩn sĩ thiền định.
  4. Trong ngôi rừng Sì-ta,
    Với núi hang nước mát,
    Sau khi rửa tay chân,
    Ta kinh hành một mình
    .
  5. Sống một, không sống hai,
    Trong rừng lớn đẹp đẽ,
    Ta sẽ sống tại đấy,
    Việc xong, không lậu hoặc
    .
  6. Như vậy, ta muốn làm,
    Mong ước nguyện thành tựu,
    Ta sẽ có lòng tin,
    Không ai làm ai được
    .
  7. Ta cột áo giáp lại,
    Sẽ vào trong rừng sâu,
    Ta không ra khỏi rừng,
    Nếu chưa đạt lậu tận
    .
  8. Trong khi gió nhẹ thổi,
    Mát lạnh, thơm mùi hương,
    Ta ngồi trên chỏm núi,
    Ta sẽ phá vô minh
    .
  9. Trên tấm thảm hang động,
    Trải đầy những hoa rừng,
    Ta hưởng lạc giải thoát,
    Tại vòng đai núi rừng
    .
  10. Chí nguyện ta viên mãn,
    Giống như mặt trăng rằm.
    Mọi lậu hoặc tận trừ,
    Nay không còn tái sanh
    .[5]

Nhiều vị đệ tử Phật cũng thích thú sống một mình với cảnh rừng núi, với đời sống đạm bạc, không làm hại ai qua bài kệ sau đây:

“Ta dựng lên am thất

Phía nam núi Hy mã

Trong một khu rừng già

Với mục đích tìm cầu

Điều lợi ích cao thượng

Tự bằng lòng của trái

Không tổn hại một ai

Ta độc cư nhàn tịnh.”[6]

Thích Tâm Đức

[1] Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền, Kinh Tương Ưng Bộ, II, dg. Thích Minh Châu, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2015, tr. 399.

[2] Trung Bộ Kinh, I, “Kinh Niệm Xứ”, dg. Thích Minh Châu, Sài Gòn: Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1973, tr. 62A

[3] Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền , Kinh Tăng Chi Bộ, I, Chương 5 pháp, “XIX. Phẩm rừng”, dg. Thích Minh Châu, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2015, tr. 801.

[4] Pali Text Society (2007), Elders’ Verses I Theregāthā, dg. K. R. Norman, Lancaster,  tr. 62

[5] Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền, Kinh Tiểu Bộ, II, dg. Thích Minh Châu, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2015, tr. 385-386.

[6] Thiện Phúc (2007), Lời vàng bậc thánh – Sớ giải Trưởng lão Tăng-Ni kệ, Nxb Tôn Giáo,  tr. 231-232

Nội dung chính
Comments


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *