Hãy thức tỉnh

Nội dung chính
Comments

Phụ Lục

Câu kệ 27

27. “Chớ sống đời phóng dật,
Chớ mê say dục lạc.
Không phóng dật, thiền định,
Ðạt được an lạc lớn.”

Câu này nói rõ hơn là không nên phóng dật, say mê chạy theo những thú vui của thế gian như sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ …thì sẽ đạt được an lạc lớn.  

Câu kệ 28 -29

28. “Người trí dẹp phóng dật,
Với hạnh không phóng dật,
Leo lầu cao trí tuệ,
Không sầu, nhìn khổ sầu,

Bậc trí đứng núi cao,
Nhìn kẻ ngu, đất bằng.”

29. “Tinh cần giữa phóng dật,
Tỉnh thức giữa quần mê.
Người trí như ngựa phi,
Bỏ sau con ngựa hèn.”

Câu 28

   Đức Phật cho chúng ta hình ảnh: Hình ảnh một con người leo lên đỉnh núi và một con người đứng ở dưới đất bằng. Trong hai người đó thì người nào nhìn sự vật rõ hơn? Người đứng trên núi cao sẽ nhìn thấy sự vật rõ hơn hay người ở dưới thấp tầm nhìn bị hạn chế? Hình ảnh đó như người đời và người xuất gia có hai cái nhìn khác nhau. Người đứng trên núi cao chính là người không phóng dật và người đứng dưới đất bằng là người đắm say chuyện của thế gian.

Câu 29

   Đức Phật cho một hình ảnh nữa đó là người trí hay người không phóng dật được ví như một con ngựa khỏe mạnh không có bịnh tật nên phi nước đại. Người phóng dật bịnh tật như con ngựa yếu đuối chạy không nổi. Đức Phật dùng những hình ảnh này để nói sự ưu việt của không phóng dật.

+ Câu kệ 30

30. “Ðế Thích không phóng dật,
Ðạt ngôi vị Thiên chủ.
Không phóng dật, được khen;
Phóng dật, thường bị trách.”

Đế Thích từ Pali gọi là Sakka. Đế Thích là vua của chư Thiên. Trong dân gian Ấn Độ người ta thường tán thán thích mơ tưởng đến vị vua này, vua của cõi Trời. Đức Phật thường mượn quan niệm của thế gian và đưa nội dung cần thuyết giảng vào trong đó. Ngài dạy rằng sở dĩ Đế Thích được cái ngôi vị Thiên chủ đó là vì vị này sống không phóng dật.

Thích Tâm Đức

Nội dung chính
Comments


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *