Dược thảo dụ (Ví dụ cây cỏ thuốc) trong Kinh Pháp Hoa

Nội dung chính
Comments

Phụ Lục

Đức Phật dùng hình ảnh cây thuốc để giúp chúng sinh dễ hiểu, đây là một phương thuốc để trị bệnh, Đức Phật lấy hình ảnh của 3 cây cỏ thuốc: cây cỏ thấp, cây cỏ trung và cây cỏ cây. Trong phẩm nói “Ví như cùng một trận mưa, cùng một nguồn đất tại sao lại có cây thấp, cây vừa và cây cao”. Sở dĩ ví có 3 loại cây như vậy vì vào thời kỳ ra đời của Kinh Pháp Hoa có 3 hạng người tu tập:
– Hạng người thứ nhất là Thanh Văn Thừa: hạng người này tu tập dựa trên giáo lý Tứ Đế, đó là Khổ – Tập – Diệt – Đạo. Pháp môn đó giúp hạng người này giải thoát khổ đau.
– Hạng người thứ 2: tu tập dựa trên giáo lý Thập nhị nhân duyên (Vô minh – Hành – Thức – Danh sắc – Lục nhập – Xúc – Thọ – Ái – Thủ – Hữu – Sinh – Lão – Tử, sầu,bi,khổ, ưu, não), cũng dựa trên: con người khổ đau là do vô minh, nếu hết vô minh thì khổ đau chấm dứt. Hạng người này là Bích Chi Phật (Độc giác Phật) – Duyên Giác Thừa.
– Hạng người thứ 3 gọi là Bồ Tát Thừa: Tu tập dựa trên giáo lý Lục độ (Bố thí – Trì giới – Nhẫn Nhục – Tinh tấn – Thiền định – Trí tuệ). Đây là 6 pháp giúp con người đi đến bến bờ giải thoát.
Phẩm 1 kinh Pháp Hoa: Đức Phật im lặng, chỉ cho Chơn đế.
Từ phẩm thứ 2 đến phẩm 28 là Tục đế: Đức Phật tuyên thuyết, đây chỉ cho phương tiện, công cụ, phương pháp giúp con người tu tập để đi đến chân lý (phẩm 1). Với phẩm thứ 5, Đức Phật đang đề cập đến 3 hạng người tu tập và Đức Phật dùng hình ảnh một trận mưa mà có 3 loại cây cao thấp khác nhau để nói đến căn cơ, trình độ của mỗi người khác nhau sẽ tu tập khác nhau. Tuy nhiên, Đức Phật cũng chỉ ra rằng với 2 hạng người Thanh Văn Thừa và Duyên Giác Thừa chưa giải thoát rốt ráo, chỉ có tu theo Bồ Tát Thừa mới dần dần đi đến được mục đích chứng ngộ.
Đức Phật cảnh báo con người khi tu tập: Có những hạng tu tập tưởng mình đã đạt được mục đích nhưng thực tế chưa đạt tới mục đích chứng ngộ vì:
– Thanh Văn Thừa chỉ đi đến diệt Khổ => Đạt đến Niết Bàn
– Duyên Giác Thừa tu để hết Vô minh để hết Khổ => Đạt đến Niết Bàn
Hai hạng người này mong muốn tu cho bản thân để hết Khổ, họ lên núi tu một mình để được giải thoát, để đạt tới Niết Bàn. Vì chỉ đạt hết khổ cho bản thân nên trong kinh Đức Phật chỉ ra việc tu như vậy là chưa rốt ráo và chỉ thích hợp cho những người sơ cơ.
Với những người có trí thì không có Niết bàn mà đó chỉ là phương tiện, không phải là thật.
Thích Tâm Đức
Nội dung chính
Comments


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *