Cách sống đẹp, đạo đức
Tóm tắt bài kinh Mangalasutta theo những câu kệ:
Câu chuyện ngắn
Vị thiên thưa hỏi Phật
Chớ thân cận người ngu
Hãy thân cận người trí
Kính lễ người đáng kính
Sống trong môi trường tốt
Đã làm những việc phước
Có định hướng đúng cho kiếp sống
Học nhiều hiểu rộng
Biết nghệ thuật, có tay nghề
Biết tự chủ
Nói lời đẹp
Phụng dưỡng cha mẹ
Săn sóc con cháu
Quan tâm vợ/chồng
Vững vàng nghề nghiệp
Biết bố thí
Có đức hạnh
Giúp cho thân quyến
Hành xử chu toàn
Tránh xa điều ác
Tránh xa tập nhiễm
Hoàn thành nhiệm vụ
Biết kính cẩn
Biết khiêm cung
Biết tự tại
Biết ơn
Biết nghe pháp
Biết tự chế
Có nhạy bén
Viếng thăm người có tu tập
Đúng thời bàn luận chuyện tu tập
Biết sống đơn giản
Biết sống cao thượng
Nhận thức Bốn sự thật cao thượng
Chứng đạt Niết-bàn
Không giao động giữa thăng trầm
Không bị sầu lo
Không bị uế nhiễm
Tâm hồn thanh thản
Người đã thực hiện tất cả những điều trên sẽ vượt qua tất cả, thành công trong mỗi lúc; đây là điềm lành tối thượng.
Bài kinh cho chúng ta thấy mối liên hệ thực tế giữa một nguyên lý này với một nguyên lý khác trong Phật giáo, cho phép chúng ta thấy được toàn bộ tiến trình phát triển tâm thức. Đồng thời mỗi một điềm lành khi chúng ta tu tập được thì có thể dẫn dắt cho chúng ta đến việc tu tập những điềm lành cao hơn. Có điềm lành có liên quan đến đạo đức xã hội, cụ thể như trách nhiệm đối với cha mẹ, con cháu, người hôn phối, bạn hữu và quyến thuộc giúp chúng ta nhận thức được mối liên quan giữa mỗi thành viên trong xã hội.
Vì điềm lành có tác dụng nối kết giữa cuộc sống hiện tại với cuộc sống tương lai ngay sau đó nên chúng ta có thể thấy đạo đức cá nhân và đạo đức quan hệ có mối liên quan với sự khang lạc chung của xã hội. Nói cách khác, những cá nhân trong kinh Mangalasutta không hề tách biệt mà gắn bó với nhau bằng chuẩn mực đạo đức; một chuẩn mực khi được tu tập sẽ mang lại an vui chung cho tất cả mọi người. Ngang qua lăng kính của kinh Mangalasutta thì sự tà ác trong xã hội là một điềm không lành; nó sẽ làm suy thoái xã hội và gây ra những vòng xoáy đổ vỡ. Trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội là hành động và chuyển hóa điềm không lành xấu thành điềm lành.
(Trích bài tham luận TT.TS Thích Tâm Đức)