Văn hoá Phật Giáo Việt Nam Triều đại Nhà Trần

Nội dung chính
Comments

Phụ Lục

      Về văn hóa, Phật giáo dưới thời Trần đã đóng góp to lớn vào nền văn hóa dân tộc. Với tính không chấp trước và bao dung của mình, Phật giáo không bao giờ phê phán Nho giáo và Lão giáo. Vua Trần-Thái-Tông, một Thiền sư Phật giáo, có tư tưởng cao cả về tam giáo; ngài nói: “Tuy nhiên nói thân mệnh là đáng trọng nhưng cũng còn chưa trọng bằng cái đạo tối cao. Khổng Tử nói: ‘sớm nghe đạo, chiều chết có thể được rồi!’. Lão Tử nói: ‘Ta sở dĩ có điều to lớn là vì ta có cái thân.’ Đức Thế Tôn cầu đạo, quên mình cứu khổ. Há chẳng phải ba bậc thánh nhân khinh thân mình mà trọng đạo đó sao?”.
Văn học Phật giáo thời Trần đã đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà: “Thời đại Lý – Trần là một thời kỳ đấu tranh giữa nhiều trào lưu tư tưởng, nhất là giữa ba luồng tư tưởng Phật, Nho và Lão, nên thơ văn của thời đại này cũng có những bộ phận không thoát khỏi mang màu sắc của các hệ thống triết học tôn giáo khá đậm.”
Năm 1478, Tiến-sĩ Hoàng-Đức-Lương nhận xét: “Sách vở về đời Lý – Trần, loại được truyền bá rộng rãi, phần nhiều chỉ là sách chép việc nhà Phật.”
Lê-Qúy-Đôn (1726-1748), một trong những nhà Nho kiệt xuất của chế độ phong kiến Việt Nam, đã nhận xét:
“Hai đời Lý, Trần rất chuộng đạo Phật, từng mở khoa thi riêng cho các sư, cho nên một thời có khá nhiều người giỏi thơ văn, trong đó Viên Chiếu, Khánh Hỷ đều là người văn hay, thơ đẹp; Pháp Loa, Huyền Quang cũng đều có thi tập”
Văn hóa thời Trần, trong đó tinh thần là Phật giáo, có tính độc lập. Từ giữa thế kỷ 14 trở đi, một số Nho sĩ muốn nâng cao nền văn hóa Đại-Việt. Vua Trần-Minh-Tông (陳明宗, 1300-1357) nói: “Nhà nước đã có phép tắc riêng. Nam Bắc khác nhau, nếu nghe kế của bọn học trò mặt trắng tìm đường tiến thân thì sinh loạn ngay.”
Vua Trần-Nghệ-Tông (陳 藝 宗, 1322-1395) nói:
“Triều trước dựng nước, có luật pháp, chế độ riêng, không theo quy chế của nhà Tống, là vì Nam Bắc, nước nào làm chủ nước đó, không phải bắt chước nhau.”
Sự khoan dung cũng được sử dụng để củng cố sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc: “Trước đây, khi quân Mông Cổ sang xâm lược, một số vua và quan Đại-Việt đã tìm đến doanh trại của giặc để đầu hàng. Ngay sau khi kẻ thù bị đánh bại, một hộp khiếu kiện về những người đầu hàng đã được một số người Việt dâng lên. Thái thượng hoàng đã đốt nó để làm cho tâm trí những kẻ phản bội được thanh thản.”
HT. Thích Tâm Đức
Nội dung chính
Comments


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *