Khai mạc Hội thảo “Văn học Phật giáo Việt Nam 2000 năm: Vấn đề tư liệu, danh mục tác phẩm, phiên dịch và nghiên cứu”

Nội dung chính
Comments

Phụ Lục

      Sáng ngày 12/01/2024, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợi cùng Trường Đại học KHXH và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức Hội thảo “”Văn học Phật giáo Việt Nam 2000 năm: Vấn đề tư liệu, danh mục tác phẩm, phiên dịch và nghiên cứu”.
Hội thảo sẽ là cơ hội làm sáng tỏ thêm về những thành tựu và hạn chế của văn học Phật giáo Việt Nam, đồng thời đề xuất tăng cường nghiên cứu về mối quan hệ về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật giữa văn học Phật giáo Việt Nam với văn học Phật giáo của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chứng minh, tham dự Lễ Khai mạc tại Học viện PGVN tại TP.HCM (cơ sở 1) có Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ, Chủ tịch HĐTS; HT. Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; GS. Lê Mạnh Thát – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; HT. Danh Lung – Uỷ viên Thư ký HĐTS, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; HT. Thích Tâm Đức – Uỷ viên Thường trực HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; TT. Thích Nhật Từ – Uỷ viên Thường trực HĐTS, Phó Viện trưởng, Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Cùng tham dự còn có chư tôn đức đại diện các ban, ngành Trung ương Giáo hội; chư tôn đức BTS Phật giáo TP.HCM; chư tôn đức Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; đông đảo nhà nghiên cứu, học giả, nhà khoa học và đồng bào Phật tử.
Đại diện các cơ quan Nhà nước, cơ quan chuyên môn có bà Trần Thị Minh Nga – Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; PGS. Lê Quang Trường – Trưởng Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM); đại diện các cơ quan ban ngành TP.HCM, đại diện các phòng, khoa Trường Đại học KHXH và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cùng tham dự.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, HT. Thích Giác Toàn cho rằng: “Phật giáo đã hiện diện và gắn bó với dân tộc Việt trên dưới 2000 năm qua. Các bậc Tổ sư, Thiền sư và các học giả Phật tử đã không ngừng đóng góp trí tuệ cho nền văn học Việt Nam – nguồn kinh thư vô giá, hàm chứa thông điệp từ bi, trí tuệ, nhân bản, vô ngã, vị tha, và mang đậm tính nghệ thuật trong sáng, chân mỹ, làm cho đời sống tinh thần người Việt văn minh, ý nghĩa”.
Hòa thượng tin tưởng Hội thảo sẽ là bước đầu tìm hiểu và khẳng định giá trị, vị trí của Văn học Phật giáo trong nền văn học Việt Nam.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn kỳ vọng những giá trị và đóng góp của văn học Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục được kế thừa và phát huy, góp phần đưa Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển bền vững, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện đại.
Trưởng lão Hoà thượng cũng khẳng định: “Văn học Phật giáo Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua hơn 2.000 năm, gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Văn học Phật giáo Việt Nam quan hệ mật thiết với văn học dân gian, văn học bác học Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa, văn học dân tộc. Văn học Phật giáo Việt Nam có nhiều thể loại đa dạng, phong phú, bao gồm kinh, luận, truyện, thơ ca, ca dao, tục ngữ”.
Dịp này, bà Trần Thị Minh Nga bày tỏ sự tán đồng về mặt tổ chức và nội dung của Hội thảo. Qua đây, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ cũng gửi lời chúc mừng đến diễn đàn học thuật quan trọng này. Nhân đây, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tham gia vào công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn học Phật giáo Việt Nam.
Cũng tại Lễ Khai mạc, chư tôn đức, các nhà nghiên cứu, học giả, nhà khoa học cũng được nghe các phát biểu quan trọng mang tính định hướng, đề dẫn, để toàn thể Hội thảo cùng đi vào thảo luận 04 nhóm vấn đề chính yếu, gồm: Văn học Phật giáo Việt Nam: vấn đề văn bản và thư tịch. Văn học Phật giáo và loại hình tác giả thiền sư. Văn học Phật giáo và loại hình tác giả nhà Nho. Văn học Phật giáo trong mạch nguồn văn hóa dân tộc và khu vực.
Sau phiên khai mạc, Hội thảo tiếp tục diễn ra với 04 phiên chuyên đề, thảo luận những nội dung đã được ấn định trước theo những nhóm chủ đề cụ thể.
Theo Tin, ảnh: Quang Tròn, Minh Đức
Nội dung chính
Comments


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *