Hoà thượng Tiến sĩ Thích Tâm Đức giảng dạy lớp Thạc sĩ khoá V về chuyên đề “Thiền và Thiền Tông Việt Nam”

Nội dung chính
Comments

Phụ Lục

      Sáng ngày 15/4/2023, HT.TS Thích Tâm Đức nhận lời mời từ Phòng Đào tạo sau Đại học Học viện PGVN Hà Nội, đã trực tiếp giảng dạy chuyên đề về Thiền và Thiền tông lớp sau Đại học khoá V tại Học viện.
HT.TS Thích Tâm Đức – UVHĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng TT Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Viện trưởng học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, Giảng Sư tại Học viện PGVN Hà Nội, Ngài có nhiều đóng góp cho công tác Giáo dục tại Việt Nam, đặc biệt ở các Học viện PG miền Nam và miền Bắc.
Thông qua môn học Hoà thượng giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành Thiền tông và sự phát triển Thiền tông tại Việt Nam với nhiều đặc điểm:
1/ Thiền Việt Nam không phân biệt các đặc điểm của từng Thiền phái, không phải vì các Đại sư Trung Hoa theo Thiền phái nào của Trung Hoa mà các Thiền phái Việt Nam phải theo đúng phương cách tu tập của Thiền phái ấy. Hơn nữa, các Đại sư Trung Hoa đến Việt Nam để hành đạo, thuyết giảng giáo lý Đại thừa chứ không nhằm phát triển Thiền phái của các ngài.
2/ Từ 2000 năm qua, các chùa Việt Nam là chùa Phật giáo Đại thừa.
3/ Thiền tông Việt Nam không chú trọng “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” mà chú trọng vào sự tĩnh lặng, an định tâm thức để tiến đến sự lĩnh hội tâm mình, nhận biết khổ, vô ngã, vô thường mà Đức Phật đã dạy.
4/ Thiền Việt Nam “nhẹ nhàng, hiền lành” chứ không có những cách đối cơ tiếp vật như Thiền Trung Hoa. Có lẽ đây cũng là do sự kết hợp giữa tâm tính của người Việt, do sự kết hợp chặt chẽ của Thiền và Tịnh.
5/ Các Đại thiền sư Việt Nam thường là thi sĩ, những học giả tạo tác nhiều tác phẩm nghiên cứu, luận giảng Phật học. Các công trình của chư vị đã đóng góp lớn lao cho văn học Phật giáo và văn học Việt Nam nói chung.
____
Theo TTHV-Báo Khuông Việt
Nội dung chính
Comments


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *