Hoà thượng Thích Tâm Đức thuyết giảng chủ đề “Mục đích của cuộc sống”

Nội dung chính
Comments

Phụ Lục

     Chiều ngày 13/5/2023, (nhằm ngày 24/03 năm Quý Mão) tại Lotus Garden Resort (200 Nguyễn Đình Chiểu, P.Hàm Tiến, TP.Phan Thiết, Bình Thuận) Hoà Thượng Thích Tâm Đức – Ủy Viên Thường trực HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP. HCM đã có buổi thuyết giảng với chủ đề “Mục đích của cuộc sống”.
Buổi thuyết giảng gồm có 2 phần trọng tâm: Thuyết giảng theo chủ đề sau đó hướng dẫn phương pháp và các tư thế thiền cho quý Phật Tử đến tham dự. Hoà Thượng đã bắt đầu buổi thuyết giảng thông qua câu chuyện giữa Đức Phật và Ni Kiền Tử Nigantha để nhằm truyền trao thông điệp đến hàng Phật tử làm thế nào để có hạnh phúc giữa thế giới đang phát triển.Chính Đức Phật vốn xuất thân từ gia đình có đầy đủ điều kiện về vật chất, nhưng Ngài không tìm được niềm hạnh phúc và an lạc, nên đã từ bỏ đời sống thế tục để đi trên con đường tìm cầu đạo pháp. Con đường Ngài đi là con đường trung đạo, vượt lên trên sự ép xác khổ hạnh và sự hưởng thụ dục lạc thế gian. Ngoài sự chứng biết của Đức Phật không chỉ được truyền trao lại thông qua kinh điển, bên cạnh còn được khuyến tấn hàng Phật tử cần thực hành pháp môn thiền.Mục đích của cuộc sống, được HT. chia sẻ lại bằng những dẫn chứng từ trong thực tế. Khoa học nghiên cứu đã chứng minh thấy một số đất nước có điều kiện tốt về mặt tinh thần, vật chất nhưng số lượng người bị rơi vào tình trạng trầm cảm vẫn gia tăng mỗi ngày. Từ đó, các nhà nghiên cứu mới khám phá được lý do con người bị rơi vào trầm cảm, đến từ việc con người chịu nhiều áp lực nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Áp lực về địa vị, vật chất, tài chính, công việc,…v…v….
Việc chạy theo những mong muốn ấy đã mang đến cho con người sự mệt mỏi thể xác, dành tất cả thời gian để tìm kiếm về vật chất và từ đó quên mất đi việc phải quay trở về tâm để rèn luyện, nuôi dưỡng về tinh thần của mình.Những điều mà chúng ta tưởng vui, tưởng hạnh phúc mãi mãi, chúng ta không hiểu được việc vốn dĩ mọi thứ sự vô thường, không có gì thường còn. Ngài đã dạy cho La Hầu La giả sử có người thả đồ dơ xuống đất, đất phản ứng như thế nào ? Nếu có người thả đồ sạch xuống đất, thì đất phản ứng như thế nào ? Sau khi La Hầu La đã trả lời Đức Phật về sự phản ứng của Đất, Đức Phật đã truyền dạy giáo pháp cho La Hầu La, nếu có người khen hoặc có người chê, thì Ngài vẫn cần phải học tập sự im lặng, rèn luyện cái tâm cho vững để không rơi vào trạng thái vui, buồn dựa vào lời khen tiếng chê. Đó cũng là cách chúng ta bảo vệ cho sự hạnh phúc của mình. Sự hạnh phúc của mình không nằm ở lời khen, tiếng chê ở một đối tượng ngoại cảnh, trong tâm an thì tất cả mọi sự việc đến ta cũng sẽ phản ứng bằng sự an tĩnh, vắng lặng.
 
Giáo pháp của Đức Phật đã được HT. nhắc đi nhắc lại nhiều lần, trở về hiện tại, thực tế, hạnh phúc đang có mặt ngay trong hiện tại này, chứ không nằm đâu xa, điều đó do con người kiến tạo ra chứ không quyết định bởi một thượng đế. Khi bất kỳ ai nói với ta điều gì, ta khoan vội tin mà điều chúng ta cần là quan sát cách người đó thực hành giáo pháp mà họ đã truyền đạt. Pháp của Đức Phật đến để mà thấy.Trong Kinh A Di Đà vẫn có yếu tố thiền định, thể hiện trong đoạn “Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn. Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực lạc quốc độ.” Đây là một đoạn kinh Chữ Hán trong Kinh A Di Đà đã trình bày rất rõ về luật nhân quả, khi ta có nhân hiện tại là “tâm bất loạn” thì kết quả nhận lại tương ưng, hiện tại có an lạc thì kiếp sau cũng an lạc. Cực lạc đối với người có học tập và hiểu biết sâu trong giáo pháp nhà Phật đó gọi là Tịnh độ.
Sau giờ pháp thoại, HT. tiếp tục phần hướng dẫn các phương pháp, tư thế căn bản ngồi thiền và phần giải đáp câu hỏi cho hàng Phật tử có mặt tại nơi đây. Thiền là pháp môn cốt lõi của Phật Giáo, là sự chú ý, chú tâm vào hơi thở, con người sở dĩ khổ đau vì sự thất niệm, suy nghĩ hoang mang dẫn đến khổ đau, thì thực hành pháp thiền cũng như người chăn trâu, cột tâm vào đề mục hơi thở, được gọi là chánh niệm.Kết thúc, quý phật tử tham dự được tiếp nhận giáo pháp trong sự an lạc đến từ những kiến thức mà Hoà Thượng đã truyền trao. Không chỉ thực hiện lối sống thiện, bên cạnh đó Hoà Thượng khuyến tấn những ai đang tìm cầu giáo pháp, cần phải giữ tâm ý thanh tịnh, trong đó trọng tâm là Thiền. Chính khi con người chúng ta dành thời gian thực hành tu thiền, tất cả những vọng tưởng sẽ được vắng lặng, chính những vọng tưởng này đưa chúng ta suy nghĩ thiện, suy nghĩ ác. Nhưng khi thực tập thiền, điều đó sẽ giúp chúng ta diệt mọi vọng tưởng chúng ta gọi là vọng niệm.

Theo THÔNG TIN TỔNG HỢP

Sen Vang

Nội dung chính
Comments


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *