Phụ Lục

Thượng tọa Thích Tâm Đức, sinh ngày 07 tháng 06 năm 1953 tại Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Thượng tọa  là đệ tử lớn của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu (nguyên là Viện trưởng Đại học Vạn Hạnh năm 1964-1975, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM năm 1984-2007). Sau khi tốt nghiệp Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Cơ sở 2 (Nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh), Thượng tọa đã sang Ấn Độ du học và đạt hai bằng Tiến sĩ Phật học và Tiến sĩ Triết học, cùng các chứng chỉ ngôn ngữ về Hán văn, Pali,…. Hiện nay Thượng tọa là Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Phó Viện trưởng, Trưởng khoa Anh văn Phật pháp và Giảng viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh phát triển về Văn tu, Thượng tọa cũng phát triển về Tư tu và Tuệ tu qua việc thực hành thiền Phật giáo đều đặn, xuyên suốt trong nhiều năm liền. Tiếp nối truyền thống hoằng dương Phật pháp tốt đẹp của các bậc Thầy tổ, ngoài việc giảng dạy cho Tăng Ni sinh, Thượng tọa còn thuyết Pháp, hướng dẫn Thiền Phật giáo đến Phật tử khắp trong nước và nước ngoài.

Trong thời đại số hoá, để góp phần hoằng dương Phật pháp hữu hiệu thêm, Website Thiền Viện Online – Tâm Đức được thành lập nhằm lưu trữ và phổ biến rộng rãi các bài thuyết Pháp, công trình nghiên cứu Phật học, phương pháp Hành Thiền do Thượng tọa Thích Tâm Đức thực hiện và đúc kết sau nhiều năm thực hành Văn Tư Tu.

Kính chúc quý vị hữu duyên luôn tinh tấn tu học, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và ngày càng thành tựu trên con đường thực hành lời Phật dạy.

*******************

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

1.1. Thông tin cá nhân

  1. Họ tên                   : NGUYỄN XUÂN KÍNH
  2. Pháp danh             : THÍCH TÂM ĐỨC
  3. Giáo phẩm            :Thượng tọa
  4. Ngày sinh             : 07 – 06 – 1953
  5. Ngoại ngữ            : Anh ngữ – Mức độ sử dụng: thông thạo
  6. Học vị cao nhất    : Tiến sĩ Phật học năm 1997 tại Đại học Delhi, Ấn Độ và Tiến sĩ Triết học  năm 2003 tại Đại học Delhi, Ấn Độ
  7. Tiến sĩ danh dự: Tiến sĩ Danh dự tại Đại học International University of Morality, Florida, USA năm 2018

1.2. Thông tin liên hệ

  1. Địa chỉ liên lạc: Thiền viện Vạn Hạnh, 750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q. Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh    
  2. Website: https://tamduc.net.vn/
  3. Facebook: https://www.facebook.com/thichtamducvn
  4. Fanpage: https://www.facebook.com/thaythichtamducvn
  5. Youtube: https://www.youtube.com/user/thichtamducvn

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Đại học

  1. Ngành học            : Phật học
  2. Trường đào tạo    : Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Cơ sở 2 (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh)
  3. Hệ đào tạo           : Chính quy
  4. Nước đào tạo       : Việt Nam
  5. Năm tốt nghiệp    : 1988

2.2. Thạc sĩ

  1. Ngành học           : Phật học
  2. Trường đào tạo    :  Đại học Delhi
  3. Hệ đào tạo           : Chính quy
  4. Nước đào tạo       : Ấn Độ
  5. Năm tốt nghiệp    : 2003

2.3. Tiến sĩ

  1. Ngành học           : Phật học
  2. Trường đào tạo    : Đại học Delhi
  3. Hệ đào tạo           : Chính quy
  4. Tên luận án          : Thien of Vietnamese Buddhism under Tran Dynasty
  5. Nước đào tạo       : Ấn Độ
  6. Năm tốt nghiệp    : 1997

2.4. Tiến sĩ (văn bằng 2)

  1. Ngành học           : Triết học
  2. Trường đào tạo    : Đại học Delhi
  3. Hệ đào tạo           : Chính quy
  4. Tên luận án          : Philosophy of the Saddharmapundarika-sutra 
  5. Nước đào tạo       : Ấn Độ
  6. Năm tốt nghiệp    : 2003

2.5. Các khoá đào tạo khác

TT Văn bằng/chứng chỉ Tên khoá đào tạo Trường đào tạo Năm đậu
01 Chứng chỉ Cao học Ngành Khoa học lịch sử Viện Khoa học Xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh 08/1991
02 Diploma Course in Chinese University of Delhi May,1998
03 Certificate Course in Chinese language University of Delhi January, 1999
04 Diploma Diploma in Pali University of Delhi Dec., 1998
05 Chứng chỉ Khóa bồi dưỡng giảng sư Ban Trị sự Thành hội PG Tp. Hồ Chí Minh 05/2003
06 Certificate Quản trị nguồn nhân lực theo mục tiêu chiến lược, kinh nghiệm từ Nhật Bản Vietnam-Japan Human Resources Cooperation Center 04/2005

 

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

1999 Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam Tổng Thư ký, theo Quyết định số 204/QĐ/HĐTS ngày 09/9/1999
2004 Hội nghị “The First Asian Civilizational Dialogue” từ 9-10/3/2004 tại New Delhi, Ấn Độ. Trình bày tham luận “Vienamese contribution to Asian civilization: Retrospect and Prospect
2005 Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh Chánh Văn phòng, theo Quyết định số 012/VPHV ngày 12/5/2005
2005 Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh Phó Tổng Thư ký, theo Quyết định số 166/QĐ/HĐTS ngày 16/5/2005
2006 Hội nghị “Buddhism in the New Era: chances and challenges,” từ 15-16/7/2006 tại Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh.   Trình bày tham luận “Buddhist economy, a comprehensive solution
2006 Hội thảo “Founder Ven. Hiu-Wan’s thoughts and deeds with the 13th International Conference on Buddhist education and culture” từ 13-15/10/2006.   Trình bày tham luận “The implication of the Saddharmapuṇḍarīka-sūtra
2007 Waitangi, New Zealand từ 29-31/5/2007 Thành viên Đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ, Việt Nam dự Asia-Pacific Regional Interfaith Dialogue
2007 Hội nghị “Vietnam and the East Asia Buddhist Traditions” tại Học viện PGVN tại Tp. HCM ngày 21/8/2007. Trình bày tham luận “Vietnamese Buddhism, a spring-board in the Eastern Asia during the early centuries A.D.
2008 Hội nghị “The 5th United Nations Day of Vesak” tại Hà Nội từ 15-16/5/2008. Trình bày tham luận “Conflict and Buddhist solutions
2008 Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhiệm kỳ (2007-2012) Ủy viên,  theo Quyết định số 402/QĐ/HĐTS ngày 17/9/2008
2008 Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký, theo Quyết định số 403/QĐ/HĐTS ngày 17/9/2008
2008 Hội nghị “Asian Conference of Religions for Peace (ACRP)” tại Manila, Philippines từ 15-21/10/2008 Khách mời
2009 Hội nghị “Interfaith Summit for Peace and Harmony in Australia and the Asia-Pacific Region” tại Brisbane, Queensland, Australia từ 18-21/2/2009.    Trình bày tham luận “Buddhist Views on Economy and Social Justice
2009 Hội nghị “The 6th United Nations Day of Vesak” tại Bangkok, Thái Lan từ 04-06/5/2009. Trình bày tham luận “A Buddhist Economy Perspective in the Present-day Global Economic Downturn
2010  Hội nghị “The 7th United Nations Day of Vesak” tại Bangkok, Thái Lan, 05/2010. Trình bày tham luận “Vietnam Buddhist University in Hochiminh City overcoming the first obstacles in doing the project to prevent and combat HIV/AIDS – The confidential lessons
2011 Tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ ngày 16/5/2011 Đại diện GHPGVN trình bày tham luận “Conflict and Illusion
2018 Indian Philosophical Congress từ 5-7/1/2018 Trình bày tham luận “The engagement of vietnamese buddhism: A contribution to the cause of the independent and development of its nation
2012 Hội nghị “The 9th United Nations Day of Vesak” tại Bangkok, Thái Lan, 06/2012. Trình bày tham luận “Paticcasamuppada and Environmental Preservation
2014 Hội nghị “The 11th United Nations Day of Vesak” tại Hà Nội, Việt Nam, tháng 05/2014.  Trình bày tham luận “Buddhist Meditation: An Effective Response to Healthy Living
2014 Hội nghị “Dharma – Dhamma”, tại Bhopal, Ấn Độ, năm 2014 Trình bày tham luận “A transformation of the individual, social engineering and cosmic wellness as briefly implied in the Saddharmapuṇḍarīka-sūtra.
2017 Tại Tu viện Tây Tạng Drikung Kyobpa Choling, Escondido, California, USA  từ 08-09/7/2017. Thuyết giảng đề tài “Who am I?” và “The monkey mind and reality
2018 1. Hội nghị Asian Philosophy tại Gujarat, Ấn Độ từ 03-04/1/2018.

2. Hội nghị “The 92nd session of the Indian Philosophical Congress” tại Gujarat, Ấn Độ từ 05-07/1/2018.  

1.     Trình bày tham luận “Discovering the world within

2.     Trình bày tham luận “Vietnamese Buddhism, a social-politica-religious entity under the Ly and Tran dynasties (1010 A.D. – 1400 A.D.)

2019 2019 UNDV International Buddhist Conference từ 12-14/5/2019 Trình bày tham luận & Điều phối hội nghị “Buddhist approach to global leadership and shared responsibility for sustainable societies
2019 Kỷ niệm 35 năm thành lập Học viện PGVN tại TP. Hồ Chí Minh (1984-2019) Trình bày tham luận “Thiền và giáo dục đại học Việt Nam thời hội nhập” và điều phối hội thảo “Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất, hội nhập và phát triển.”

IV. CÁC HỌC PHẦN ĐẢM NHIỆM

TT Tên môn Cấp đào tạo Số TC Năm đào tạo Tên trường và tỉnh
01 Pali Cử nhân 3 1999, 2000, 2001,2005…, 2016,2017, 2018, 2019, 2020 HVPGVN tại Tp.HCM
02 Các vấn đề Phật học Cử nhân 3 2005 HVPGVN tại Tp.HCM
03 Lịch sử Phật giáo Việt Nam Cử nhân 3 2006 HVPGVN tại Tp.HCM
04 6 phái triết học Ấn Giáo Cử nhân 3 2006 HVPGVN tại Tp.HCM
05 Triết lý Theravada Cử nhân 3 2006 HVPGVN tại Tp.HCM
06 Phương pháp nghiên cứu Cử nhân 3 2009 HVPGVN tại Tp.HCM
07 Tư tưởng Đại thừa Phật giáo Cử nhân 3 2009 HVPGVN tại Tp.HCM
08 Kinh Pháp Hoa Cử nhân 3 2017, 2018 HVPGVN tại Tp.HCM
09 Phật giáo và tư tưởng Ấn Độ Thạc sĩ 3 2014 HVPGVN tại Tp.HCM
10 Triết lý Pháp Hoa Thạc sĩ 3 2018 HVPGVN tại Tp.HCM
11 Kinh Pháp Hoa Cử nhân 3 2006 HVPGVN tại Hà Nội
12 Thiền thực hành Cử nhân 3 2007, 2018, 2020 HVPGVN tại Hà Nội
13 Thiền và Thiền tông Việt Nam Thạc sĩ 3 2018, 2020 HVPGVN tại Hà Nội
14 Triết lý Kinh tế Phật giáo Thạc sĩ 3 2021, 2022 HVPGVN tại Tp. HCM

V. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

5.1. Bài báo khoa học/ nghiên cứu 

5.1.1. Bài nghiên cứu đăng ở Tạp chí nước ngoài:

TT Họ tên Năm Tạp chí, đề bài nghiên cứu Số trang Địa điểm xuất bản
01 Thích Tâm Đức 2012 2600 years of Sambuddhatva, “Buddhism in Vietnam” 05 Sri Lanka

5.1.2. Bài nghiên cứu đăng trong Kỷ yếu/ Tuyển tập của các hội thảo học thuật:

TT Họ tên Năm Tạp chí, đề bài nghiên cứu Số trang Địa điểm xuất bản
01 Thích Tâm Đức 2015 Buddhism in the Mekong region, “Eko maggo, a positive approach for the people in the Mekong region” 08 Vietnam National University-HCM Press

5.2. Sách đã xuất bản

5.2.1. Sách, giáo trình do bản thân làm tác giả

TT Họ tên Năm Tạp chí, đề bài nghiên cứu Nhà xuất bản Địa điểm xuất bản
01 Thích Tâm Đức 2008 Buddhist Solutions (Những giải pháp Phật giáo) NXB Tôn giáo Hà Nội, Việt Nam
02 Thích Tâm Đức 2012 Ekayāna Philosophy of the Saddharmapuṇḍảrīka-sutra Originals Delhi, India
03 Thích Tâm Đức 2021 The Way to Truc-Lam Meditaion School in Vietnam Đại Học Quốc Gia Hà Nội Hà Nội, Việt Nam
04 Thích Tâm Đức 2022 Đường đến  Thiền Phái Trúc – Lâm tại Việt Nam Đại Học Quốc Gia Hà Nội Hà Nội, Việt Nam

VI. HƯỚNG DẪN LUẬN ÁN, LUẬN VĂN, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:

Stt Họ Tên Pháp danh Đề tài luận văn

(THẠC SĨ)

Năm tốt nghiệp Khóa Trường Ghi chú
01 Lê Thị Kim Tánh Thích Nữ Đức Tuệ Niệm Xứ (Phân tích và ứng dụng) 2017 I Học viện PGVN-Tp.HCM Đã tốt nghiệp
02 Phạm Thị Kim Hà Chiếu Trí Nghiên cứu về giao tiếp trong kinh điển Pāli 2020 II Học viện PGVN-Tp.HCM Đã tốt nghiệp
03 Tăng Thị Mỹ Lợi Thích Nữ Hòa Nhã Lịch sử hình thành và phát triển thiền viện Viên Chiểu (tỉnh Đồng Nai) 2020 II Học viện PGVN-Tp.HCM Đã tốt nghiệp
04 Võ Đức Thành Thích Chiếu Nguyện Nghiên cứu pháp Niệm Phật 2020 II Học viện PGVN-Tp.HCM Không tốt nghiệp
05 Đỗ Ngọc Nga Thích Nữ Linh Bảo Khái niệm Thường Bất Khinh trong kinh Pháp Hoa 2020 II Học viện PGVN-Tp.HCM Đã tốt nghiệp
06 Nguyễn Đình Trí Thích Ngộ Tánh Triết học Phật giáo trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp 2022 II Học viện PGVN-Tp.HCM Đã tốt nghiệp
07 Đặng Văn Hớn Thích Vạn Ngộ Đóng góp của Daisetsu Teitaro Suzuki đối với việc truyền bá Thiền tông sang phương Tây 2022 II Học viện PGVN-Tp.HCM Đã tốt nghiệp
08 Trần Thị Diễm Cần Diệu Hạnh Nghiên cứu Phật giáo về bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam hiện đại

(Luận án TIẾN SĨ)

 

2022 III Học viện PGVN-Tp.HCM Đang tiến hành