Thiểu dục góp phần bảo vệ môi trường

Nội dung chính
Comments

Phụ Lục

Đức Phật đã cảnh báo loài người “Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt… Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái.”[1] Chính tham ái (taṅhā) là nguyên nhân đưa đến khổ đau cho con người. Chính nguyên nhân này mà con người đấu tranh, giành giật, chiến tranh…Trong một bài kinh này, Đức Phật từng dẫn ra câu chuyện ông vua 80 tuổi già yếu rồi mà khi nghe nói quốc độ đó có nhiều đàn bà, con gái đẹp liền cho xuất quân chinh phạt!

Để thành tựu mục tiêu giải thoát khổ đau, hành giả phải đi theo một lộ trình: giới, định, tuệ. Đức Phật dạy, trước hết phải tuân giữ giới luật. Theo đó, hành giả chuẩn bị hành trang bằng một sự giữ gìn, bảo vệ môi trường, từ thực vật đến vật nuôi, với một tinh thần “biết đủ” để không làm hại đến môi trường:

“Vị ấy từ bỏ làm hại đến các hột giống và các loại cây cỏ…, từ bỏ nhận các hạt sống, từ bỏ nhận thịt sống…, từ bỏ nhận cừu và dê, từ bỏ nhận gia cầm và heo, từ bỏ nhận voi bò, ngựa và ngựa cái… .vị ấy biết đủ với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát). Ví như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, Tỷ kheo biết đủ với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát)… Vị ấy nhờ thành tựu Thánh giới uẩn này nên hưởng được lạc thọ, nội tâm không vẫn đục.”[2]

Ngoài những lợi ích khác mà vị ẩn sĩ sống trong rừng có được thì đức Phật cũng gợi ý một số thuốc giúp trị bịnh được làm từ vỏ cây như Neema, Kutaja, myrobalan,.. và lá cây để chữa bịnh.[3]

Thích Tâm Đức

[1] Trung Bộ Kinh, II, “Kinh Ratthapāla”, dg. Thích Minh Châu, Sài Gòn: Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1974, tr. 69B – 72

[2] Trung Bộ Kinh, I, “Ái Tận Đại Kinh”, dg. Thích Minh Châu, Sài Gòn: Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1973, tr. 268-269.

[3] O.P. Dwivedi (1989), World Religions and the Environment, New Delhi: Gitanjali Publishing House, tr. 196.

Nội dung chính
Comments


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *