Phụ Lục
Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, Phật giáo ở Việt Nam luôn phụng sự dân tộc. Và chính sự thống nhất giữa Phật giáo Việt Nam và dân tộc đã tạo nên sự phát triển vượt bậc của cả hai, kéo dài suốt 5 thế kỷ, từ thế kỷ thứ 10 đến cuối thế kỷ thứ 14 sau Công nguyên, đặc biệt là dưới triều Trần (1225-1400) trong đó Phật giáo Việt Nam, lần đầu tiên thể hiện bản sắc dân tộc với sự ra đời của Thiền phái Trúc-Lâm[1] và góp phần vào chiến thắng quân Mông Cổ thiện chiến vào các năm 1258, 1285 và 1287-88. Năm 1322, Thiền phái ban hành sách Tứ-phần-luật[2]. Thiền phái Trúc-Lâm có nhiều phương pháp tu tập, đó là sám hối, niệm danh hiệu của Đức Phật, tuân giữ các giới điều, ngồi thiền, nghiên cứu kinh điển.
Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 54.169 Tăng Ni, trong đó Đại thừa: 40.095, Nam tông: 8.782, và các truyền thống khác. Trực thuộc Giáo hội này, Thiền phái Trúc-Lâm thời hiện đại là một hệ thống tiêu chuẩn của Đại thừa ở Việt Nam, có 52 Tăng-viện ở trong nước, 11 ở nước ngoài, 21 Ni-viện trong nước, 8 ở nước ngoài. Thiền phái coi trọng việc nghiên cứu kinh điển và thực hành thiền định, không chú trọng đến bằng cấp.
Thích Tâm Đức
[1] 竹林
[2] Phạn: Dharmagupta-bhikshu vinaya